Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường khi mang thai

Khi mang thai, bạn có thể bị lượng đường trong máu cao (còn gọi là tiểu đường thai kỳ), ngay cả khi bạn chưa từng mắc bệnh tiểu đường trước đó.

Tìm hiểu thêm về Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ, Những ảnh hưởng đối với em bé và người mẹ, cũng như Cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ1

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết rõ. Một nguyên nhân có thể là do các hormone do nhau thai tiết ra, giúp em bé phát triển, ngăn cản insulin hoạt động bình thường trong cơ thể người mẹ. Điều này được gọi là “kháng insulin”.

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển khi cơ thể người mẹ không thể sản xuất đủ insulin cho nhu cầu bổ sung trong thai kỳ.

Insulin cần thiết để đưa đường từ máu vào tế bào, nơi đường được chuyển thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ trở nên quá cao (gọi là tăng đường huyết).

Pregnant woman
Healthy eating during pregnancy

Ăn uống lành mạnh khi mang thai5

Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng của bất kỳ thai kỳ nào và nó đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mắc bệnh Tiểu đường thai kỳ. Nói chung, cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa lượng calo rỗng. Thay vào đó, hãy ưu tiên rau và thực phẩm “tự nhiên”. Thường xuyên theo dõi lượng carbohydrate nạp vào và xét nghiệm lượng đường trong máu.

Carbohydrate có tác động nhiều nhất đến lượng đường trong máu của bạn!2

Carbohydrate là chất dinh dưỡng cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể bạn. Vì vậy, chúng rất quan trọng khi trong việc ăn uống lành mạnh! Có nhiều loại carbohydrate khác nhau, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn theo những cách khác nhau (nhanh hay chậm). Điều này có nghĩa là bạn phải theo dõi loại và lượng carbohydrate ăn vào.

Bạn có tò mò về lượng carbohydrate ăn vào?
Bắt đầu đếm lượng carbohydrate4 trong bữa ăn, đồ uống và đồ ăn nhẹ của bạn ngay bây giờ! Nhãn dinh dưỡng cho bạn biết thực phẩm đó chứa bao nhiêu carbohydrate. Đối với thực phẩm không có nhãn, chẳng hạn như sản phẩm tươi sống, bạn có thể ước tính lượng carbohydrate chứa trong đó. Nếu bạn ghi lại lượng carbohydrate và lượng đường trong máu trước và hai giờ sau khi ăn, nhóm chăm sóc bệnh tiểu đường của bạn có thể biết cơ thể bạn phản ứng thế nào với các bữa ăn khác nhau, lên kế hoạch dùng thuốc riêng (nếu cần) và kế hoạch bữa ăn cho phù hợp. Nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn tốt nhất cho bạn.

Đếm lượng carbohydrate của bạn4
Tùy thuộc vào việc bạn ăn bao nhiêu loại carbohydrate khác nhau, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng nhanh hay chậm. Do đó, việc đếm lượng carbohydrate là một cách tốt để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Chế độ ăn và tập thể dục
Liệu pháp điều trị luôn bao gồm kế hoạch về chế độ ăn cá nhân và hoạt động thể chất thường xuyên. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyên bạn nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày. Điều này có thể bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội hoặc tập yoga trước khi sinh.3

Những ảnh hưởng đối với người mẹ

Lượng đường trong máu thường trở lại mức bình thường sau khi sinh. Nhưng nếu bạn từng bị tình trạng này một lần thì có 2/3 khả năng nó sẽ xuất hiện trở lại ở những lần mang thai sau.

Đôi khi, chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ cho thấy bệnh tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 đã tồn tại từ trước. Nếu bệnh tiểu đường tồn tại trước khi mang thai, tình trạng sẽ không biến mất và việc điều trị sẽ phải được tiếp tục sau khi sinh con.

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 sau này.3

Mother with her child
Newborn

Những ảnh hưởng đối với em bé

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán vào nửa sau của thai kỳ, khi em bé đang phát triển nhanh. Bệnh tiểu đường thai kỳ phải được điều trị để tránh những hậu quả tiêu cực cho bạn và em bé!

Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu cao được truyền từ máu của người mẹ sang máu của em bé. Nếu lượng đường trong máu của người mẹ cao hơn bình thường thì em bé cũng nhận được nhiều đường hơn bình thường. Việc tích trữ thêm năng lượng này khiến em bé của bạn phát triển lớn hơn và có thể dẫn đến tình trạng Thai to so với tuổi thai (LGA).

Do tuyến tụy của trẻ sản xuất thêm insulin, trẻ sơ sinh có thể có lượng đường trong máu rất thấp khi mới sinh và cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp cao hơn. Trẻ sinh ra với lượng insulin dư thừa khi lớn lên sẽ có nguy cơ bị béo phì và người lớn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.4

Điều trị tiểu đường thai kỳ2

Điều quan trọng là phải tuân theo các khuyến nghị của Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn và bắt đầu điều trị chỉ định theo lời khuyên của họ càng sớm càng tốt. Mục tiêu là giữ lượng đường trong máu ở mức lành mạnh tương đương với phụ nữ mang thai không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Liệu pháp điều trị luôn bao gồm kế hoạch về chế độ ăn cá nhân và hoạt động thể chất thường xuyên. Kiểm tra lượng đường trong máu và tiêm insulin cũng có thể cần thiết. Kiểm soát thành công bệnh tiểu đường thai kỳ có thể giúp giảm nguy cơ sinh mổ có thể cần thiết nếu thai quá to.2

Pregnant couple doing yoga

Phòng ngừa hạ đường huyết6

Loại và thời gian hoạt động thể chất có tác động khác nhau đến lượng đường trong máu. Tập thể dục vừa phải có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số loại thuốc hạ đường huyết, ví dụ như insulin, kết hợp với việc tập thể dục vừa phải kéo dài có thể gây hạ đường huyết (lượng đường trong máu xuống quá thấp, có thể trở nên nguy hiểm).

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào để giảm lượng đường trong máu. Mặt khác, tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng lượng đường trong máu vì cơ thể giải phóng lượng đường dự trữ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao. Để chắc chắn, hãy xét nghiệm lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục.

Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn khi bị tiểu đường thai kỳ là điều quan trọng7

Để ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực của bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu của bạn nên được giữ trong một phạm vi mục tiêu nhất định. Việc theo dõi lượng đường trong máu được thực hiện bằng máy đo đường huyết. Bạn chỉ cần lấy một giọt máu bằng cách chích máu ngón tay và máy đo sẽ cho bạn biết lượng đường trong máu lúc đó. Hãy hỏi bác sĩ về phạm vi mục tiêu lượng đường trong máu của cá nhân bạn.

Cách chuẩn bị tốt nhất cho xét nghiệm lượng đường trong máu

Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu đóng vai trò nền tảng để đưa ra quyết định điều trị thích hợp.8 Để có kết quả đáng tin cậy, cần cân nhắc một số bước chuẩn bị cơ bản khi thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu:

  1. Vì vết mồ hôi, hơi ẩm, v.v. trên da có thể ảnh hưởng đến số đo9, hãy luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, rửa sạch và lau khô

  2. Kim lấy máu là sản phẩm sử dụng một lần: Đảm bảo sử dụng kim lấy máu mới cho mỗi lần xét nghiệm lượng đường trong máu

  3. Thực hiện theo các hướng dẫn trong hướng dẫn sử dụng máy đo lượng đường trong máu

Các bước này sẽ giúp có được mẫu máu sạch.

Để biết thêm thông tin và lời khuyên riêng về Bệnh tiểu đường và Mang thai, vui lòng liên hệ với Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.

Mua sản phẩm CONTOUR® ở đâu

Lazada
Shopee
Tiki

Sources:

1. https://www.diabetes.org/diabetes/gestational-diabetes. Accessed August 2020.
2. https://www.diabetes.org/diabetes/gestational-diabetes/how-to-treat-gestational-diabetes. Accessed August 2020.
3. Noctor E, Dunne FP. Type 2 diabetes after gestational diabetes: The influence of changing diagnostic criteria. World J Diabetes. 2015 Mar 15;6(2):234-44. doi: 10.4239/wjd.v6.i2.234. PMID: 25789105; PMCID: PMC4360417.
4. https://www.diabetes.org/diabetes/gestational-diabetes/how-will-this-impact-my-baby. Accessed August 2020.
5. https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/gestational-diabetes. Accessed August 2020.
6. https://diabetes.org/health-wellness/fitness/blood-glucose-and-exercise. Accessed August 2020.
7. Management of Diabetes in Pregnancy: Standards of Medical Care in Diabetes 2020 Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1):S183– S192 | https://doi.org/10.2337/dc20-S014.
8. Immanuel J, Simmons D, Diabetes Care, 2018, Oct;41(10):20153-2058.
9. Barry H. Ginsberg. Journal of Diabetes Science and Technology. (Abstract Paragraph 1).

Mua ngay